Bào (匏) Danh_sách_nhạc_cụ_cổ_truyền_Trung_Quốc

Sáo bầu- Hồ lô ty (Trung Quốc)Sanh của người Trung Quốc
  • Sanh (chữ Hán: ; bính âm: shēng): nhạc cụ thổi bằng miệng Trung Quốc bao gồm các ống thẳng đứng. Nó là một loại khèn đa âm và được yêu thích ngày càng phổ biến như một nhạc cụ độc tấu. Đây là tiền đề cho các nước Đông Nam Á dựa vào kết cấu là nhiều ống trúc hay nứa ghép vào nhau để tạo thành nhạc cụ gọi là khèn bè. Các dân tộc miền núi Trung Quốc có một loại khèn riêng là lô sanh.

Theo truyền thống, sanh được dùng để đệm cho kèn tỏa nột hay địch tử. Nó là một trong những nhạc cụ chính trong thể loại Côn khúc (崑曲) và những hình thức nhạc kịch khác của Trung Quốc. Những dàn nhạc nhỏ ở miền bắc Trung Quốc, thí dụ như dàn nhạc gõ và hơi, cũng sử dụng sanh. Trong dàn nhạc quy mô hiện đại, người ta dùng sanh để đệm hoặc chơi giai điệu. Có thể chia loại khèn này thành hai loại:+ Sanh truyền thống (傳統笙 chuantong sheng), được dùng trong nhạc lễ ở miền bắc Trung Quốc, thường có khoảng 17 ống, nhưng chỉ có khoảng 13 hoặc 14 ống dò (sounding pipes). Thang âm của nó chủ yếu là diatonic. Thí dụ loại sanh 17 ống (4 ống câm), sử dụng trong nhạc Jiangnan sizhu (nhạc hòa tấu ở Giang Nam) được chỉnh giọng: a′ b′ c″ c♯″ d″ e″ (2 ống), f♯″ g″ a″ b″ c♯″′ d″′ hay A4, B4, C5, C♯5, D5, E5 (2 ống), F♯5, G5, A5, B5, C♯6, D6.

+ Sanh có phím bấm, tức kiện sanh (键笙jiansheng): loại có 24 ống nửa cung và 26 ống có phím bấm phổ biến trong giữa thế kỷ 20, nhưng các kiểu hiện đại thường có 36 ống. Hiện nay, có 4 loại sanh có phím bấm chính, nằm trong nhóm giọng soprano, alto, tenor và bass. Tất cả thanh âm đều chia nửa cung, chỉnh bằng nhau:

Cao âm Sanh (高音笙 gaoyin sheng): có 36 ống với âm vực soprano từ G3 đến F#6 (lấy C trung = C4). Sử dụng khóa treble.

Trung âm Sanh (中音笙 zhongyin sheng): có 36 ống với âm vực alto từ C3 đến B5. Thấp hơn 1 quãng năm đúng so với cao âm Sanh. Nó có một dãy 12 phím màu đen, những phím này khi ấn xuống chơi tất cả 3 ống tương ứng đều cùng một nốt trong những quãng tám khác nhau. Thí dụ, ấn phím “C” đen sẽ tạo ra nốt C3, C4 và C5 phát ra cùng lúc. Sử dụng khóa treble và alto.

Thứ trung âm sanh (次中音笙cizhongyin sheng): có 36 ống với âm vực tenor từ G2 đến F#5. Thấp hơn 1 quãng tám so với cao âm Sanh. Sử dụng khóa alto hoặc treble chuyển dịch xuống 1 quãng tám. Loại sanh này có thể sử dụng như đê âm sanh.

Đê âm sanh (低音笙 diyin sheng): có 32 ống với âm vực bass từ C2 đến G4. Sử dụng khóa bass.

Loại sanh có phím bấm chỉ phát triển trong thế kỷ 20, khoảng năm 1950 về trước. Sự khác nhau giữa hai loại sanh này nằm ở bộ phận máy của chúng. Loại truyền thống có những lỗ trên các ống bấm được ép trực tiếp bằng những ngón tay của người chơi, còn loại phím bấm có các lỗ đóng và mở bằng phím bấm hoặc đòn bẩy.

  • Bão sanh (抱笙 baosheng): phiên bản lớn của khèn sanh.
  • Vu (chữ Hán: ; bính âm: yú): loại khèn với nhiều ống tre được cố định trong một cái rương gió có thể được làm từ tre, gỗ hoặc bầu. Mỗi ống chứa một mảnh lam, cũng được làm bằng tre. Trong khi sanh được sử dụng để cung cấp các âm đồng thời hài hòa (trong phần tư và phần năm), yu được chơi trong các dòng đơn theo giai điệu. Nhạc cụ này đã được sử dụng, thường với số lượng lớn, trong các dàn nhạc của Trung Quốc cổ đại (và cũng được xuất khẩu sang Hàn QuốcNhật Bản) nhưng không còn được sử dụng.
  • Hồ lô sanh (phồn thể: 葫蘆笙, giản thể: 葫芦笙): là một loại khèn của Trung Quốc cùng với vu, hoà và sanh. Cấu trúc gồm 6 ống trúc dài ngắn khác nhau được xếp thành 2 bè, mỗi bè 3 ống. Cắm các ống xiên qua một quả bầu khô, dùng sáp ong rừng nối lại. Khi sáp khô thì khoét các lỗ trên đầu mỗi ống. Cuống trái bầu khô làm đầu thổi. Kỹ thuật làm khèn khó vì đòi hỏi người nghệ nhân phải biết thổi, có khả năng thẩm thấu cao. Nó là nhạc cụ dân gian được một số bộ tộc sử dụng, thí dụ như người Lạp Hỗ (拉祜族), Nạp Tây (納西), Lisu và Akha. Những dân tộc này gọi hồ lô sanh bằng những tên khác nhau theo ngôn ngữ riêng của họ. Tùy theo bộ tộc, nhạc cụ này khác nhau về cấu trúc và kỹ thuật chơi. Hồ lô sanh phổ biến ở tỉnh Vân Nam và một số tỉnh khác ở miền nam Trung Quốc. Người ta còn tìm thấy chúng trong nhiều quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á. Ở Trung Quốc, người Lạp Hỗ gọi hồ lô sanh là naw, còn người AkhaVân Nam gọi là lachi, người Lật Túc gọi là fulu), ở Campuchia nó gọi là ploy. Riêng tại Việt Nam, nó được gọi là đing năm hoặc m’buot.


  • Hồ lô ty (phồn thể: 葫蘆絲, giản thể: 葫蘆絲): sáo bầu Trung Quốc nghĩa là tơ hồ lô, ý chỉ âm thanh mượt mà như sợi tơ) hay còn được gọi là sáo bầu tơ, là một loại sáo của dân tộc thiểu số Trung Quốc với nguồn gốc lâu đời từ trước công nguyên, có hình dạng một quả bầu hồ lô với phần đầu dùng để thổi, phần đáy cắm liền với 3 cây sáo ngắn: một cây thổi chính và 2 cây dùng để bè, kèm theo đó 3 miếng lưỡi gà. Thân quả bầu đóng vai trò như hộp âm của cây sáo, bên ngoài có thể được vẽ, khắc trang trí hoa văn hoặc không.

Ống sáo chính của sáo bầu có khoét 7 lỗ dùng để bấm. Hai ống phụ chỉ để tạo hoà âm. Sáo bầu có âm lượng tương đối nhỏ nhưng êm dịu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_nhạc_cụ_cổ_truyền_Trung_Quốc http://www.chime.com.cn http://www.e56.com.cn/minzu/Musical/Musical_main.a... http://www.chinakongzi.com/2550/eng/music/yq/index... http://resources.edb.gov.hk/musiceb/ http://www.lcsd.gov.hk/CE/CulturalService/MusicOff... http://www.woim.net/ http://www.chineseinstruments.org https://web.archive.org/web/20050308100857/http://... https://web.archive.org/web/20050831131914/http://... https://web.archive.org/web/20060209035221/http://...